Tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá

Chủ nhật - 01/12/2024 21:04

Tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá

Để hưởng ứng ngày tuyên truyền và phổ biến pháp luật Việt Nam. Hôm nay nhóm GDKTPL xin tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với con người.

Như chúng ta đã biết, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40 nghìn người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Theo số liệu thống kê về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, hiện có 45,3% người hút thuốc lá. Bên cạnh đó, có khoảng 53,3% người không hút thuốc lá bị phơi nhiễm khói thuốc lá trong gia đình, 36,8% người không hút thuốc lá làm việc trong những tòa nhà bị phơi nhiễm khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động)

Khoảng 10 năm trở lại đây, để thu hút người dùng, ngành công nghiệp thuốc lá đã nghiên cứu và dần chuyển đổi từ sản xuất thuốc lá truyền thống sang sản xuất thuốc lá điện tử, shisha, thuốc lá nung nóng với tên gọi mới là “THUỐC LÁ THẾ HỆ MỚI”

Vậy, thuốc lá điện tử là gì?

Thuốc lá điện tử là loại mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thường, hoạt động bằng cách sử dụng thiết bị điện tử có hệ thống pin sạc làm nóng dung dịch lỏng hòa tan. Chất lỏng sau khi được đốt cháy sẽ biến thành một luồng khói có hương thơm và có chứa nicotine để người sử dụng hít vào luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật.

Thuốc lá điện tử hiện nay đang “xâm nhập” len lỏi vào trường học bằng cách giả dạng son môi, USB, bút, hoặc dạng hình khẩu súng…với nhiều hương vị hấp dẫn như vani, nước hoa, gà rán, hoa quả (chuối, xoài, dâu, cam, táo, nho), kẹo (như kẹo anh đào, kẹo bông gòn, kẹo chocolate, bạc hà)... Nó được ví như "cạm bẫy hương vị".

Thuốc lá điện tử có mẫu mã đa dạng, thiết kế theo hình thức có bộ phận sạc pin và bộ phận chứa chất lỏng, dung dịch làm nguyên liệu đốt có thể thay thế tùy thích. Đây chính là nguyên nhân khiến một số thành phần biến tướng, trộn ma túy vào sử dụng. Bản thân dung dịch hút của thuốc lá điện tử đã chứa nicotin và nhiều chất gây hại cho cơ thể. Khi phối trộn thêm các loại chất lạ, chất kích thích, ma túy, thì tổng các thành phần gây hậu quả không thể lường trước được và mang lại nhiều hệ lụy.

Nhiều người vẫn lầm tưởng thuốc lá điện tử không gây hại vì khi hút vào không tỏa ra khói hay có chứa mùi khó chịu như hút thuốc lá thông thường. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của sản phẩm này chẳng kém gì thuốc lá điếu thông thường.

Nguyên nhân: giới trẻ thích sử dụng thuốc lá điện tử:

+Là do có hương vị hấp dẫn, thiết kế sản phẩm ấn tượng, màu sắc bắt mắt tạo trào lưu và phong cách đến giới trẻ. Dễ dàng mua trên mạng xã hội. Thuốc lá điện tử hấp dẫn, giảm giá sản phẩm, quà tặng hấp dẫn, bán hàng trên các nền tảng mua bán trực tuyến để tăng khả năng tiếp cận và tiếp thị gián tiếp các sản phẩm thuốc lá trong các tác phẩm điện ảnh. Giới trẻ hiện nay hiểu nhầm thuốc lá điện tử ít tác hại hơn thuốc lá truyền thống, nhiều người lựa chọn phương tiện này để sử dụng. Đây chính là mối nguy tiềm ẩn của thuốc lá điện tử, hiểu được nhu cầu giới trẻ các nhà kinh doanh có thể cho vào các chất gây nghiện mà không kiểm soát được, đã có nhiều trường hợp học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử ngộ độc cấp tính phải nhập viện cấp cứu.   

        +Bên cạnh tâm lý giới trẻ thích thử cái mới, sử dụng thuốc lá điện tử trước nhiều người khác với suy nghĩ sành điệu hơn so với giới trẻ cùng tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu y học đã chứng minh dù hút thuốc lá điếu truyền thống hay thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đều không an toàn cho sức khoẻ.

Thành phần các chất độc hại trong thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha: có hơn 7000 hợp chất hóa học đã được tìm thấy không an toàn cho sức khoẻ, 250 chất cực độc, 69 chất gây ung thư, Nicotine là một chất gây nghiện cao.

       Việc hút thuốc lá thời gian dài, người hút sẽ nghiện ngày càng nặng khó từ bỏ được thuốc lá điếu hay thuốc lá điện tử vv…

      +Bên cạnh đó do một số gia đình thiếu sự quan tâm đến con cái, quản lý lỏng lẻo cũng là nguyên nhân dẫn đến con dễ xa ngã vào tệ nạn này.

       Hậu quả:  của việc hút thuốc lá và thuốc lá điện tử: Làm giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập, làm việc của sinh viên, học sinh; ảnh hưởng đến sinh dục nam - nữ, trẻ em hít khói thuốc lá thụ động gây bệnh viêm tai giữa; các triệu chứng hô hấp và giảm chức năng phổi, hen suyễn, hội chứng đột tử trẻ sơ sinh, bệnh đường hô hấp dưới, dẫn đến trẻ chậm phát triển. Người hút thuốc giảm chức năng phổi và tăng sức cản hô hấp, dễ gây ra hội chứng tổn thương phổi cấp và các bệnh như: ung thư, nhất là ung thư phổi, vòm họng,… tăng mức độ nghiêm trọng khi mắc các bệnh hen suyễn, ho mãn tính, viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Trên Tim - Mạch: Làm tăng nhịp tim, co thắt mạch máu ở tim, tăng huyết áp. Nicotin và các chất độc hại trong thuốc lá gây ra nhiều loại ung thư.

Có thể dẫn đến rối loạn chức năng mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu, huyết khối, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành và tiền sử đột quỵ vv…

Điều 9. (Luật số: 09/2012/QH13-Luật phòng chống tác hại của thuốc lá) Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.

4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

(Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Theo đó, hình thức xử phạt hành vi ép buộc người khác sử dụng thuốc lá là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 27 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác sử dụng thuốc lá)

6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

(Cụ thể, theo điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi “bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi” bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng)

7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Điều 11. Có quy định bên cạnh cơ sở y tế thì các cơ sở giáo dục là một trong các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn (trong đó có cả thuốc lá điện tử)

Trong điều lệ trường THPT (Khoản 2-Điều 38) ban hành kèm theo thông tư 32/2020/TT-BGD ĐT cũng cấm HS có hành vi sử dụng, tàng trữ và mua bán thuốc lá, thuốc lá điện tử. Hình phạt với học sinh có thể bị nhắc nhở, khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh hoặc có thể bị tạm dừng học có thời hạn.

KẾT LUẬN

Thuốc lá điện tử, là kẻ giết người thầm lặng, là tác nhân gây ra biết bao nhiêu bệnh tật, vẫn từng ngày, từng giờ đầu độc cả thế giới này, cần phải được loại khỏi môi trường sống của con người. Chúng ta hãy nói không với thuốc lá điện tử và cần phải tránh xa , để không bị mê hoặc, lôi kéo bởi thuốc lá điện tử, để xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây